Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Xoài Trĩu Quả

Ngày 27/04/2023

Là một quốc gia nông nghiệp nhiệt đới gió mùa, Việt Nam nổi tiếng với nhiều nông sản đặc trưng của vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều này. Đặc biệt, cây xoài cùng 13 loại cây ăn quả chủ lực khác được chú trọng phát triển đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Hiện nay, giá trị quả xoài ngày một được nâng tầm và góp phần không nhỏ vào GDP nông nghiệp của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung.

1. Lợi ích của quả xoài

1.1. Lợi ích của quả xoài đối với sức khỏe con người

Bà con có biết, một quả xoài xanh cung cấp lượng vitamin C nhiều bằng 35 quả táo, 18 quả chuối, 09 quả chanh và 03 quả cam, theo Boldsky. Chính vì vậy, xoài có nhiều tác động tích cực tới sức khỏe con người như: giải độc gan, tăng cường miễn dịch, giảm chứng trào ngược axit,…

1.2. Lợi ích của quả xoài đối với kinh tế Việt Nam

Tổng diện tích trồng xoài cả nước là trên 114,000 ha; trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần một nửa. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam hơn 180 triệu USD, chỉ chiếm hơn 1% tổng xuất khẩu xoài thế giới. Riêng tỉnh Đồng Tháp, sản lượng hàng năm đạt khoảng 567,000 tấn và đóng góp lớn vào xuất khẩu xoài của cả nước.

2. Kỹ thuật chăm sóc cây xoài


2.1. Điều kiện môi trường phù hợp cho cây xoài phát triển

Xoài là cây trồng phù hợp với khí hậu nhiệt đới, vì vậy có nhu cầu nhiệt độ từ 24-26 độ C, cần có mùa khô để phân hóa mầm hoa.

Dù đây là giống cây có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất vẫn là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, vì đất này có khả năng thoát nước tốt và có tầng đất dày ít nhất 1.5m. Riêng ở những vùng đất trũng, phải lên liếp cao cách gốc ít nhất 1m trước khi trồng cây.

2.2. Chọn giống xoài

Xoài được nhân giống bằng nhiều phương pháp như: gieo hạt, chiết, ghép,… nhưng phổ biến nhất là ghép cành. Khi trồng nên chọn giống cây khỏe mạnh, không bị bệnh, vị trí ghép cách gốc từ 15 – 20cm, chiều cao cây 50 – 70cm tính từ mặt bầu lên.

Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, nước ta có khoảng 100 giống xoài. Trong đó, phổ biến nhất là các giống xoài sau:

– Xoài cát Hòa Lộc: Được trồng nhiều ở Đồng Tháp, Tiền Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Trái xoài ngọt và rất thơm khi chín, hạt nhỏ thịt dày, giá trị kinh tế cao.

– Xoài cát chu: Được trồng nhiều ở Đồng Tháp, Tiền Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Khi chín, xoài bên ngoài có màu vàng bắt mắt, bên trong có mùi thơm, vị ngọt đậm, không có xơ.

– Xoài Đài Loan: Xoài được trồng phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Kích thước quả khá to, hạt nhỏ dài. Khi chín, xoài ăn có vị ngọt đậm. Đặc biệt là ăn xoài sống vẫn ngọt.

2.3. Chăm sóc

– Dùng rơm mục, cỏ khô tủ xung quanh gốc sẽ hạn chế cỏ dại và ngăn cản quá trình bốc hơi nước.

– Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Khi cây đã lớn, cần có giai đoạn khô hạn khoảng 2 tháng trước khi phân hoá mầm hoa. Vì vậy, thời gian cuối mùa mưa đầu mùa khô không tưới nước cho xoài.

– Bón phân: Sử dụng phân bón là phương pháp đơn giản nhất giúp kịp thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây vào từng giai đoạn.

3. Kỹ thuật bón phân cho cây xoài

– Giai đoạn cây con: Trong 5 năm đầu cây xoài không cần nhiều phân bón. Ở giai đoạn này, cây tơ cần đầy đủ các dưỡng chất N, P, K để đọt non ra liên tục, tạo khung tán lớn giúp cây nhanh và có khả năng tạo quả sớm. Bón 200 – 300g/gốc/lần dòng phân bón NPK 16-16-8+TE Việt Nga và bón mỗi 6 tháng. Riêng năm đầu tiên nên pha phân với nước tưới vào gốc để cây dễ hấp thụ.

– Giai đoạn cây mang trái: Trước khi tạo mầm khoảng 2 tuần rải phân NPK 20-20-15 Việt Nga hoặc NPK 16-16-16 Việt Nga liều lượng 700 – 1000g /gốc.

– Giai đoạn đậu trái non: rải NPK Lớn Trái 15-5-20 700 – 1000g/gốc nhằm tăng cường khả năng đậu trái và hạn chế rụng trái non.

– Giai đoạn bao trái: rải NPK Lớn Trái 15-5-20 700 – 1000g/gốc giúp chống nứt trái và tăng kích thước trái.

– Giai đoạn chuẩn bị thu hoạch: rải NPK Lớn Trái 15-5-20 800-1000g/gốc kết giúp trái chín đồng loạt, gia tăng phẩm chất trái (màu sắc, độ ngọt, mùi thơm,…) và gia tăng trọng lượng trái.

– Sau thu hoạch: tiến hành rải NPK Đa Năng 17-17-17 liều lượng 500 – 700g/gốc để giúp cây phục hồi khỏe mạnh dễ dàng cho vụ mùa sau.

4. Những lưu ý khi bón phân cho cây xoài

Khi bón phân cho cây xoài, cần lưu ý những điều sau để đạt được hiệu suất cao nhất: 

– Nếu thấy cây ra nhiều lá và lá bóng láng tức cây đang thừa đạm.

– Trước khi ra hoa nên phun các loại phân bón lá hoặc phân vi lượng để đảm bảo cho xoài có đủ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết và kích thích cho cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả.

– Khi thấy xoài bị nứt thì có thể là do thừa kali hoặc thiếu canxi. Lúc này cần bón bổ sung vôi, hoặc phun Na(NO3)2 hoặc bón CaSO4.

– Đào rãnh chung quanh tán cây cách thân cây từ 1 – 2 m đường kính, sâu 15 – 30 cm, đặt phân và lấp đất hoặc bón theo lỗ từ 6 – 8 lỗ quanh thân cây để cây hấp thụ phân được tốt nhất.  

5. Dưỡng cây sau khi thu hoạch

Sau mùa vụ thu hoạch, các loại cây ăn quả nói chung và cây xoài nói riêng cần thời gian hồi phục. Trong giai đoạn này, Bà con cần tỉa cành tạo tán để tạo độ thông thoáng cho cây. Đồng thời, cắt bỏ các cành bị sâu bệnh, tránh nhiễm bệnh từ cành này sang cành khác. Sau đó, cần dọn sạch vườn và xử lý cỏ dại dưới gốc cây.

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bón phân để có một vụ xoài trĩu quả. Chúc bà con trúng mùa, được giá!

Tin tức mới nhất

Mẹo Bón Phân Cho Rau Ăn Lá

25/05/2023
Xem thêm
quy tắc 5 đúng 1 cân đối Việt Nga

Quy Tắc “5 Đúng 1 Cân Đối” Khi Bón Phân

23/05/2023
Xem thêm
nhu cầu dinh dưỡng cây trồng

Chẩn Đoán Nhu Cầu Dinh Dưỡng Đa Lượng Của Cây Trồng

17/05/2023
Xem thêm