ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÀ NÔNG
Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Bón Phân Cây Mãng Cầu Xiêm
Theo tin từ các hộ nông dân tại Đồng Tháp, mãng cầu xiêm hiện nay được bán với giá 50,000 – 65,000 VNĐ tùy theo chất lượng quả. Mức giá này được cho là tăng kỷ lục trong nhiều năm qua ở Việt Nam.
Các chuyên gia giải thích nguyên nhân của đợt tăng giá này là do nhu cầu thị trường quá lớn. Ngoài cơn sốt mang tên “trà mãng cầu” của giới trẻ, những sản phẩm như bánh, kẹo, mứt mãng cầu hay mãng cầu cô đặc, sấy dẻo đều được ưa chuộng ở trong cả thị trường nội địa và quốc tế, giúp giá trị của loại quả này tăng mạnh.
Với giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, nhiều Bà con nông dân đang muốn tìm hiểu cách trồng và bón phân cho cây mãng cầu xiêm. Vì vậy, mời Bà con tìm hiểu cùng Phân Bón Việt Nga nhé!
Ngoài món trà mãng cầu thì những món bánh kẹo từ mãng cầu cũng rất được ưa chuộng. Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam.
1. Điều kiện sinh thái phù hợp cho cây mãng cầu sinh trưởng và phát triển
1.1. Nhiệt độ
Vì là loại cây trồng nhiệt đới nên mãng cầu gai phát triển tốt trong khu vực có thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, ít lạnh, nhiệt độ dao động từ 25 – 32 độ C.
1.2. Ánh sáng
Là cây ưa sáng nên cho mãng cầu cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt khi tiếp xúc với ánh sáng nhiều.
1.3. Thổ nhưỡng
– Mãng cầu xiêm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất phèn,… có độ pH từ 4,5 – 6,5.
– Khoảng cách giữa các cây nên là 3 x 3m, trồng theo hàng, trung bình được 750 – 1000 cây/ha để cây hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng tốt nhất.
1.4. Chọn giống
– Trường hợp ươm bằng hạt, Bà con nên chọn giống nhiều trái, quả đều, đẹp, cơm nhiều và dùng hạt của quả đó để ươm giống.
– Ở những vùng nước dâng cao, ngập úng thường xuyên như Đồng bằng sông Cửu Long thì nên dùng phương pháp ghép với gốc bình bát. Cách này sẽ giúp cây thích nghi tốt hơn với phèn, hạn, ngập úng,…
2. Bón phân hiệu quả cho cây mãng cầu xiêm
Trước khi trồng từ 7 – 14 ngày, đào hố kích thước 40 x 60 x 30cm. Mỗi hố bón 10 – 15kg phân hữu cơ Goneco 06 hoặc GRONN 75% và 300 – 500g NPK 16-16-8+TE Việt Nga, trộn ít đất mặt đủ lấp đầy hố.
2.1. Thời kỳ cây chưa cho quả
Bón 500g NPK 20-20-15+TE Việt Nga cho mỗi gốc, sau đó mỗi năm tăng 300g đến khi cây được 9 năm tuổi thì giữ nguyên liều lượng (~3kg phân bón/gốc)
Lượng phân trên chia bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Hòa phân với nước tưới hoặc xới nhẹ đất quanh gốc, rải phân rồi tưới nước.
2.2. Thời kỳ cây cho quả
Phân hữu cơ: bón 10 – 20kg/gốc/năm Goneco 06 hoặc Nauy Gronn để duy trì độ phì nhiêu và giúp đất tơi xốp.
Phân hóa học bón 3 đợt, điều chỉnh theo từng thời điểm sinh trưởng của cây:
– Lần 1: Sau khi thu hoạch và vệ sinh vườn, cây cần nhiều đạm và lân, bón cho mỗi cây 2 – 4kg NPK 20-20-15+TE Việt Nga hoặc NPK 16-16-8+TE Việt Nga.
– Lần 2: Trước khi ra hoa 30 – 40 ngày cần nhiều Lân và Kali. Nên dùng hai loại phân là là DAP 18-46 Việt Nga và Kali Clorua 61 Việt Nga, mỗi loại từ 2 – 4kg/cây.
Trong giai đoạn ra hoa và đậu quả, Bà con cần bổ sung các nguyên tố Ca, Kẽm, Bo cho cây để tăng khả năng đậu trái. Phân Bón Việt Nga khuyên dùng phân Canxi Nitrate Việt Nga hoặc phân Trung Lượng Việt Nga với liều lượng 100 – 300g/ha/lần bón.
– Lần 3: Sau đậu quả cần tăng Kali cho quả to, ngọt, thịt dày. Bà con có thể dùng phân NPK 20-5-25+TE Việt Nga hoặc NPK 15-5-20+TE với liều lượng 2 – 4kg/cây.
Ngoài bón phân để bổ sung dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, năng suất của cây trồng còn quyết định bởi việc phòng trừ kịp thời các loại bệnh trên cây. Một số loại bệnh thường thấy trên cây như bệnh thán thư, thối trái, sâu ăn lá, bọ trĩ, nhện đỏ, rầy mềm, rệp sáp, bệnh thối rễ, chết cành,…
Trên đây là kỹ thuật chăm sóc và bón phân cây mãng cầu xiêm hiệu quả để đạt được năng suất cao. Kính chúc Bà con nông dân áp dụng thành công, trúng mùa được giá.