ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÀ NÔNG
Phần 2: Kỹ Thuật Trồng Cam Sành Trên Đất Ruộng
Xem lại Phần 1: Kỹ Thuật Trồng Cam Sành Trên Đất Ruộng tại đây
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bước, Bà Con cần nắm được kỹ thuật chăm sóc cây cam sành trong quá trình trồng để hạn chế sâu bệnh và đạt năng suất cao nhất.
Dưới đây là một số kỹ thuật và cách chăm sóc cây cam sành trên đất ruộng giúp đạt hiệu quả và năng suất cao.
1. Tỉa cành
Cây cam sành có mầm chồi và mầm ra trái cùng nhau. Không có sự biến chuyển của chồi trong nhiều năm mà mỗi chồi có thể phát triển trong một năm để tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiều trái ở cuối cành.
Do đó, cần tỉa cành tạo cho cây khoẻ mạnh, hình thành những cành mang trái, khỏe và phân bố đồng đều trên cành mẹ (cành chính). Tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần loại bỏ những cành bị nhiễm sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, cành đan chéo nhau, cành vượt.
2. Bón phân hữu cơ
Cây cam sành cần cung cấp phân hữu cơ với liều lượng 5-10 kg/cây phân chuồng hoai mục, nếu không có phân chuồng có thể bón thay thế bằng phân hữu cơ sinh học hay hữu cơ vi sinh.
Khuyến cáo bà con nên bón lót cho cây cam sành, cần tiến hành khi làm đất. Việc bón lót giúp cải thiện hiệu quả độ phì nhiêu, độ tơi xốp cho đất trồng. Sử dụng phân hữu cơ Gronn 75% OM (nhập khẩu Na Uy) hoặc phân hữu cơ gà/dơi với liều lượng thích hợp từ 1-3 kg/ cây/ lần cho bón lót trồng cây cam sành. Và định kỳ 2-3 lần/năm, thường được bón vào giai đoạn nuôi trái và sau thu hoạch trái.
3. Bón thúc phân vô cơ
Thực hiện bón thúc cho cây cam sành cần tiến hành hàng năm khoảng 3 lần là hợp lý. Trong đó việc bón phân cần đảm bảo:
+ Bón thúc lần 1: Sử dụng phân bón NPK Việt Nga 20-20-15+TE với liều lượng khoảng 0.5 – 1kg/ lần/ cây bón vào giai đoạn tháng 1 – 2.
+ Bón thúc lần 2: Sử dụng từ 0.5 – 1kg/ lần/ cây phân bón NPK Việt Nga 20-20-15+TE vào thời điểm tháng 4 – 5.
+ Bón thúc lần 3: Thời điểm bón thúc lần 3 vào khoảng tháng 8 – 9 khi cây cho trái ổn định với phân bón NPK Lớn Trái 15-5-20+TE hoặc NPK Nuôi Trái 20-5-25+TE liều lượng là 0.5 – 1kg/ lần/ cây.
+ Bón thúc lần 4: Thời điểm bón thúc lần 4 vào trước khi thu hoạch 20-30 ngày với phân bón NPK 16-16-16+TE Chuyên cây ăn trái liều lượng là 0.5 – 1kg/ lần/ cây.
Yêu cầu đối với bón thúc cho cây cam sành cần được thực hiện đều đặn mỗi mùa vu. Tiến hành bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm và rộng là 30cm. Phân bón cho vào rãnh, tiến hành lấp kín đất và ủ rơm nhằm duy trì việc giữ ẩm cần thiết. Ngoài phân bón thúc nên cân nhắc sử dụng thêm phân bón lá giúp kích thích cây phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.
4. Bón vôi
Tùy vào pH đất của vườn cây, liều lượng rãi vôi khuyến cáo như sau:
pH = 4,0: 1.000 kg/ha
pH = 4,0-4,4: 800 kg/ha
pH = 4,5-4,9: 600 kg/ha
pH = 5,0-5,4: 400 kg/ha
pH = 5,5-5,9: 200 kg/ha
(2 năm bón 1 lần)
5. Xử lý ra hoa
Cây cam sành từ 18-24 tháng sau khi trồng có thể xử lý ra hoa. Cây cam sành ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hoá mầm hoa, vì vậy ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng loạt.
6. Sâu bệnh hại chính và biện pháp quản lý
Trên cam sành có nhiều dịch hại tấn công, đặc biệt trong điều kiện mùa nắng cần quan tâm các đối tượng như sâu vẽ bùa, sâu đục trái, nhện đỏ, nhện vàng, nhện trắng, bọ trĩ, rầy chổng cánh và rệp sáp.
Một số biện pháp cần lưu ý quản lý dịch hại trên cam sành trong mùa nắng:
– Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt, tập trung hạn chế sự phá hại liên tục của dịch hại, thuận lợi cho việc phun thuốc BVTV
– Bón phân cân đối hạn chế bón nhiều phân đạm
– Nên theo dõi vườn thường xuyên, đặc biệt khi cây ra đọt non sau khi mưa, sau khi bón phân, giai đoạn cây ra hoa và đậu trái
– Nên trồng cây chắn gió xung quanh vườn cam sành
– Sử dụng bẫy màu vàng để theo dõi mật số của một số đối tượng như bọ trĩ, rầy chổng cánh
– Tạo điều kiện cho thiên địch trong vườn phát triển như kiến vàng, nhện thiên địch ăn sâu non, bọ cánh lưới, bọ xít ăn thịt và các loài loài ong ký sinh…bằng cách phun thuốc BVTV khi thật cần thiết.
– Khi mật số cao sử dụng thuốc BVTV đặc trị cho từng đối tượng, nên sử dụng thuốc sinh học, thuốc BVTV hóa học ít độc… kết hợp với dầu khoáng hay chất lan trải bề mặt nhằm tránh tính kháng thuốc của dịch hại và tăng hiệu quả của thuốc BVTV.
Chúc bà con áp dụng kỹ thuật thành công và trúng mùa được giá.
Xem thêm nhiều kỹ thuật canh tác hay tại đây.




