Phương Pháp Bón Phân Đơn Kết Hợp Cho Cây Lúa Trên Nền Đất Pha Cát

Ngày 20/03/2024

Đất pha cát là một trong những loại đất phổ biến xuất hiện nhiều ở khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.

Với đặc tính vốn có gây ra nhiều hạn chế trong trồng trọt nhưng đất pha cát đã và đang được sử dụng rất đa dạng cho ngành nông nghiệp, trong đó có canh tác lúa.

Cùng Phân Bón Việt Nga tìm hiểu Phương pháp bón phân đơn kết hợp cho cây lúa trên nền đất cát như thế nào nhé !

1. Đất pha cát là gì? Ưu và nhược điểm của đất pha cát.

Đất pha cát là loại đất có thành phần là cát chiếm từ 35% đến 85% khối lượng đất.

Các hạt cát có kích thước rất nhỏ từ 0,05mm đến 2mm, đất có kết cấu rỗng, không giữ nước tốt và rất khô hạn.

Ưu điểm:

  • Có khả năng thoát nước nhanh, tránh làm úng, thối rễ.
  • Cây trồng dễ phát triển do không bị hạn chế bởi độ pH.
  • Dễ cày bừa, ít tốn công làm đất.

Nhược điểm:

  • Dễ mất nước nên cần thường xuyên trước nước cho cây trồng.
  • Cần bổ sung phân bón vì đất cát thiếu chất dinh dưỡng.
  • Không giữ được các chất dinh dưỡng và hữu cơ.

Đất cát có nhiều tính chất và ưu điểm cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nhưng cũng cần được cải thiện độ phì nhiêu và bổ sung chất dinh dưỡng để có thể đạt năng suất cao.

2. Đất pha cát có phù hợp trồng lúa?

Với tính chất cần đủ nước để sinh trưởng và phát triển, cây lúa xưa nay được trồng trong điều kiện cung cấp đủ nước, đất có nhiều chất dinh dưỡng, và đó cũng là những điểm bất lợi của đất pha cát.

Tuy nhiên, điều đó không chứng tỏ nền đất pha cát không phù hợp với việc trồng lúa. Điển hình tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, nhiều vùng đất cát bạc màu trở thành những cánh đồng lúa vàng rực, trĩu hạt.

Tại trên vùng đất này, nhiều nơi cây lúa trở thành cây trồng chủ lực, đem lại năng suất cao, thu nhập ổn định cho nhiều hộ bà con nông dân.

Tất cả là nhờ vào bà con dám mang cây lúa thử nghiệm trên vùng đất cát vốn khó cho việc giữ nước này.

Sau vài mùa vụ mang đến hiệu quả và năng suất cao nên việc trồng lúa được nhân rộng ra nhiều nơi, cho năng xuất không thua kém các vùng thâm canh cây lúa ở khu vùng đồng bằng khác.

3. Các lưu ý để cây lúa phát triển tốt trên nền đất pha cát

3.1. Kiểm tra độ phèn của đất:

Đất cát thường có khả năng phèn cao nên trước khi trồng cây lúa cần kiểm tra độ phèn của đất và điều chỉnh thích hợp bằng cách sử dụng phân hữu cơ hoặc phân khoáng để cải thiện độ phèn cho đất.

3.2. Bổ sung dinh dưỡng:

Với nhược điểm là thiếu chất dinh dưỡng nên cần hãy bổ sung phân bón hữu cơ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển tốt.

3.3. Tưới nước đều đặn:

Do kết cấu rỗng, dễ mất nước nên bà con cần chú ý cung cấp nước đều đặn để đảm bảo cây lúa không bị khô hanh.

3.4. Chọn giống lúa phù hợp:

Lựa chọn giống lúa phù hợp có khả năng chống chịu tốt sẽ giúp cho việc canh tác thuận lợi hơn.

3.5. Sử dụng phân bón:

Bổ sung phân bón để cây lúa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và tăng khả năng chống chịu.

4. Quy trình bón phân đơn kết hợp cho cây lúa trên nền đất cát

Tuy có nhiều hạn chế trong việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nhưng với sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức, kỹ thuật bón phân cho cây lúa trong nông nghiệp và sử dụng hợp lý các loại phân bón phù hợp sẽ giúp cho việc trồng trọt thuận lợi hơn, cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc bón phân đơn kết hợp cho cây lúa đúng quy trình cũng sẽ giúp cho cây phát triển, phòng tránh sâu bệnh tấn công, đảm bảo năng suất.

Các chuyên gia ngành nông nghiệp cho biết quy trình bón phân cho lúa cần thực hiện theo từng giai đoạn, cụ thể:

  • Bón lót.
  • Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh.
  • Bón thúc đòng.
  • Bón nuôi hạt.

4.1. Bón lót

Thời gian bón hợp lý khoảng trước hoặc sau khi gieo cấy 5 ngày.

Trong giai đoạn đầu sinh trưởng, cây lúa sẽ cần hấp thụ nhiều dưỡng chất để thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, phát triển của cây vì thế nên sử dụng các sản phẩm chuyên lót cho cây lúa.

  • Bón lót bằng vôi: Giúp điều chỉnh độ pH của đất về dạng trung tính cho đất bị nhiễm phèn, có độ pH thấp hoặc đất trồng cây ăn quả lâu năm.
  • Bón lót bằng phân hữu cơ: có 2 loại phổ biến là phân chuồng và phân bón hữu cơ vi sinh, giúp tăng cường độ tơi xốp, tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất.
Phân hữu cơ Nauy Gronn 75% OM chuyên bón lót và thúc
Phân hữu cơ Nauy Gronn 75% OM chuyên bón lót và thúc

Phân hữu cơ Nauy Gronn 75% OM là dòng sản phẩm chuyên bón lót và thúc, giúp kích thích bộ rễ phát triển, tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng, bổ sung các dinh dưỡng, tăng cường quá trình trao đổi chất giúp cây khỏe mạnh, phát triển nhanh.

4.2. Bón thúc

  • Bón đợt 1 (cây đẻ nhánh): Thời gian bón từ 7-10 ngày sau sạ

Đây là thời điểm giúp mạ phát triển nhanh, đẻ nhánh sớm.

Thời kỳ bón thúc cho lúa chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân, nhằm hạ độ phèn và độc tố trong đất, giúp cây đẻ nhánh nhanh, cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho lúa.

Phân Amoni Clorua Việt Nga hoặc Đạm Hàn Quốc Amoni Clorua có khả năng cân bằng yếu tố dinh dưỡng.

Phân Amoni Clorua Việt Nga hoặc Đạm Hàn Quốc Amoni Clorua giúp tiết kiệm năng lượng phân bón (20-30% lượng Urê cần bón), có khả năng cân bằng yếu tố dinh dưỡng, tăng năng suất, sản lượng thu hoạch.

  • Bón đợt 2 (cây lúa trổ đòng): Thời gian bón 15-20 ngày sau sạ

Đây chính là thời điểm quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng. Để duy trì khả năng chống chịu của cây lúa, ta cần phối trộn phân đạm và kali để hỗ trợ cây lúa ra hoa và tạo hạt.

Bên cạnh đó việc thăm đồng thường xuyên sẽ giúp kiểm soát và có biện pháp khắc phục với những vấn đề phát sinh.

NP 13-33-0 hoặc NP 18-46-0 với khả năng cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao

Phân hỗn hợp NP 13-33-0 hoặc Phân hỗn hợp NP 18-46-0 với khả năng cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao giúp cho cây tăng trưởng phát triển nhanh, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh cho cây sinh trưởng và phát triển vượt trội.

4.3. Bón đợt 3 (đón đòng)

Thời gian bón từ 38 đến 42 ngày sau sạ.

Bón đón đòng được xem là một trong những đợt bón phân cuối cùng trong vòng đời phát triển của cây lúa, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng mùa vụ.

Sử dụng phân bón có hàm lượng Kali cao sẽ giúp cho bông dài, hạt sáng, chắc và hạn chế đổ ngã.

Phân bón NPK 20-20-15+TE cung cấp tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng.

Phân bón NPK 20-20-15+TE cung cấp tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, đâm chồi, phát đọt, kích thích cây ra hoa đậu trái, cho trái to, quả bóng đẹp.

Việc xác định đúng các giai đoạn của cây lúa để cung cấp các nhóm chất cần thiết sẽ giúp cho cây lúa khỏe mạnh, tiết kiệm chi phí và công chăm sóc, cho năng suất tốt nhất.

Bên cạnh đó việc theo dõi thường xuyên tình trạng của cây lúa sẽ giúp cho bà con có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Lời kết

Trên đây là phương pháp quy trình sử dụng phân bón đơn kết hợp cho cây lúa trên nền đất pha cát, hy vọng qua bài viết này bà con có cái nhìn mới cách canh tác lúa trên nền đất pha cát.

Mọi vùng đất đều sẽ trải dài màu xanh của đồng lúa, màu vàng của những cánh đồng bội thu. Hãy để Phân Bón Việt Nga đồng hành cùng bà con trong quá trình canh tác đất pha cát, tạo nên những vụ mùa bội thu trên cánh đồng vàng trĩu hạt!

✉ Bà con hãy liên hệ số hotline 02778 55 66 77 để được các chuyên viên tư vấn sản phẩm với vùng đất của mình và tiếp tục cập nhật những kiến thức mới qua mục Đồng hành cùng nhà nông nhé!

 

Tin tức mới nhất

Hạt Phân bón Ure Đen của Phân Bón Việt Nga

Ure Đen Của Phân Bón Việt Nga: Lựa Chọn Tối Ưu Trong Mùa Nắng Nóng

25/04/2024
Xem thêm
bón phân hữu cơ cho cây sầu riêng

Bón Phân Hữu Cơ Cây Sầu Riêng – Cần Cho Đất, Tốt Cho Cây

19/04/2024
Xem thêm
Phân bón hữu cơ cho cây sầu riêng

Phân Bón Hữu Cơ – Dinh Dưỡng Bền Vững Cho Cây Sầu Riêng

17/04/2024
Xem thêm