Hướng Dẫn Chi Tiết: Xử Lý Rơm Rạ “Đúng Chuẩn”, An Toàn Cho Môi Trường

Ngày 11/03/2024

Rơm rạ là nguồn phế phẩm trong nông nghiệp. Ngày nay phần rơm rạ được đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn dinh dưỡng có ích cho cây trồng. Mời bà con cùng Phân Bón Việt Nga tìm hiểu các kỹ thuật xử lý rơm rạ đúng cách qua bài viết dưới đây.

xử lý rơm rạ đúng cách

1. Những tác hại của việc đốt rơm rạ

– Ô nhiễm môi trường: Các loại khí thải có hại và các hạt bụi độc hại được thải ra môi trường trong quá trình đốt rơm rạ.

– Ảnh hưởng sức khỏe con người: Dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, nguy cơ gây ung thư phổi khi hít phải khói bụi và khí độc.

– Gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng: Biến các chất hữu cơ thành chất vô cơ, lượng nước trong đất bị bốc hơi, lâu dài sẽ làm đất biến chất và trở nên chai cứng.

– Tạo ra khói và bụi mịn: Gây che khuất tầm nhìn và ảnh hưởng đến giao thông.

– Lãng phí tài nguyên: Rơm rạ là nguồn sinh khối to lớn mang nhiều tiềm năng như làm phân bón, vật liệu trồng nấm, thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

2. Lợi ích của việc xử lý rơm rạ

– Giảm ô nhiễm môi trường do không tạo ra khí thải độc hại khi đốt rơm rạ.

– Tạo ra phân bón tự nhiên và bền vững cho cây trồng, cải thiện chất lượng đất.

– Tăng năng suất cây trồng và giảm cần sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

– Tiết kiệm chi phí và tạo nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.

3. Một số kỹ thuật xử lý rơm rạ bà nông nên biết:

3.1. Ủ rơm rạ với phân gia súc, gia cầm làm phân bón:

Ủ rơm trực tiếp ngay tại đồng ruộng, giảm thiểu chi phí và nhân công cho việc vận chuyển rơm rạ. Bên cạnh đó, bà con vẫn có thể thực hiện kỹ thuật này trong nhà kho, chuồng nuôi gia súc để tận dụng mái che, tuy nhiên nếu ủ trong kho cần phải có hệ thống thoát nước.

Quy trình thực hiện:

– 70% rơm rạ và 20% phân chuồng, phân gia súc, gia cầm và 10% nguyên liệu khác.

– Rơm rạ và thân cây trồng khác cần được cắt ngắn, ngâm trong nước qua đêm.

– Cung cấp thêm bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh vật để chuyển hóa rơm rạ, chuẩn bị rỉ mật đường, đạm urê, phân lân.

– Hòa toàn bộ các dung dịch rỉ mật, urê, lân vào 100 lít nước.

– Rải rơm rạ đã chuẩn bị ở trên được trải thành lớp dày 15cm, sau đó phủ đều hỗn hợp thân cây xanh đã cắt gắn với phân chuồng, phân gia súc – gia cầm lên trên. Phun, tưới hỗn hợp dung dịch rỉ mật đường, urê và lân đã chuẩn bị ở trên, tiếp tục lặp lại quy trình này cho đến hết nguyên liệu ủ.

– Sử dụng bạt, hoặc nilon phủ kín đống ủ. Hàng ngày kiểm tra độ ẩm rơm rạ trong quá trình ủ, nếu rơm rạ khô cần bổ sung thêm nước.

– Sau ủ 15-20 ngày nên đảo trộn khối ủ để thúc đẩy quá trình ủ nhanh hơn, có thể sử dụng sau 1 tháng bằng cách rải đều rơm rạ đã ủ ra ruộng trước khi làm đất.

3.2. Ủ rơm rạ với chế phẩm vi sinh vật

Kỹ thuật này tương tự với kỹ thuật đã trình bày ở trên, có thể thực hiện ngay tại đồng ruộng hoặc tại địa điểm phù hợp.

Quy trình thực hiện:

– Rải rơm rạ đã được xử lý cắt ngắn, ngâm với nước vôi thành lớp dày 15 cm. Phun hoặc tưới hỗn hợp dung dịch rỉ mật đường, urê và chế phẩm vi sinh với liều lượng bằng 10% tổng lượng rơm rạ đã trải thành lớp.

– Sử dụng bạt, hoặc nilon phủ kín đống ủ. Sau ủ 7 ngày và 21 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ để tạo điều kiện hoạt động tối ưu cho các vi sinh vật chuyển hóa chất hữu cơ.

– Có thể sử dụng rơm rạ sau 28-30 ngày ủ, khi sản phẩm có màu nâu, tơi xốp, không mùi và có thể sử dụng như một nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng.

3.3. Xử lý rơm rạ trồng nấm rơm:

Tận dụng rơm rạ để trồng nấm rơm xử lý vừa giải quyết về vấn đề rơm rạ vừa giúp cho bà con thu nhập vì có thêm công việc mới.

Quy trình thực hiện:

– Rơm rạ sau khi thu về được ngâm vào nước vôi hay tưới trực tiếp lên đống ủ. Nước vôi pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước.

– Khi rơm rạ mềm, chuyển sang màu vàng và có mùi nồng của vôi thì vớt ra cho chảy ráo nước,độ ẩm của rơm trước khi ủ đống phải đạt 70-75%.

– Nơi ủ rơm phải sạch sẽ, khô ráo, không bị đọng nước khi trời mưa to. Rơm được chất thành đống trên kệ lót, sử dụng bạt nilon để phủ kín quanh đống ủ, dùng dây nhựa buộc chặt xung quanh đống ủ.

– Thời gian ủ 9-12 ngày, sau khi chất đống 3-4 ngày tiến hành đảo rơm. Rơm đủ điều kiện để trồng nấm phải đạt yêu cầu: Rơm rạ mềm hẳn, có màu vàng tươi, và mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men.

3.4. Xử lý rơm rạ trên đồng ruộng làm chất hữu cơ:

Kỹ thuật này đem lại nhiều lợi ích cho các bà con nông dân, vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ nguồn phân hữu cơ được tái sử dụng.

Quy trình thực hiện:

– Sau khi thu hoạch lúa, để rơm rạ ngâm nước trong thời gian 1-2 ngày, sau đó xả hết nước và rải vôi trên mặt ruộng.

– Hòa chế phẩm Trichoderma vào nước và phun ướt đều, chú ý đảm bảo toàn bộ rơm, rạ được vùi hết vào đất.

– Cho nước vào ruộng ngâm khoảng 1 tuần, sau đó tiến hành cày phay làm phẳng mặt ruộng và tháo nước cho ráo mặt ruộng.

– Có thể bắt đầu kỳ canh tác mới sau khi để ruộng trống 5-7 ngày.

Việc xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh được đánh giá là cách xử lý đơn giản, dễ dàng thực hiện, thời gian xử lý ngắn, có thể bắt đầu thời vụ mới nhanh chóng, giảm chi phí đầu tư phân bón, nâng cao năng suất và lợi nhuận trong sản xuất. Bên cạnh đó, giảm tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch, bảo vệ môi trường.

Phân trung lượng Việt Nga phân hủy rơm rạ, hạ phèn, giải độc hữu cơ

Với công nghệ bổ sung nấm Trichoderma, Azotobacter và Bacillus giúp phân hủy rơm rạ một cánh nhanh chóng và hiệu quả ngay tại ruộng, đồng thời giúp khử chua, ém phèn, tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp cho cây phát triển bộ rễ mạnh, cứng cây, đâm chồi và phát cành tốt. Bên cạnh đó là khả năng xử lý ngộ độc hữu cơ, dưỡng cây xanh khỏe, tăng cường vi sinh vật có lợi cho cây.

Quý bà con có thể liên lạc với Phân bón Việt Nga thông qua số hotline 02278556677 để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm cũng như cách sử dụng để có hiệu quả tốt nhất.

Lời kết:

Mỗi kỹ thuật xử lý khác nhau phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ nông dân nói riêng và từng địa phương nói chung. Áp dụng các kỹ thuật được chia sẻ ở trên giúp tăng giá trị của rơm rạ.

Để tìm hiểu thêm các kỹ thuật canh tác kỹ thuật canh tác khác mời bà con tham khảo thêm tại phần Đồng hành cùng nhà nông, nơi cung cấp các kiến thức canh tác, những kỹ thuật và thông tin về cách xử lý các ảnh hưởng của thời tiết. Kính chúc bà con mùa màng bội thu trong kỳ canh tác mới!

 

Tin tức mới nhất

Hạt Phân bón Ure Đen của Phân Bón Việt Nga

Ure Đen Của Phân Bón Việt Nga: Lựa Chọn Tối Ưu Trong Mùa Nắng Nóng

25/04/2024
Xem thêm
bón phân hữu cơ cho cây sầu riêng

Bón Phân Hữu Cơ Cây Sầu Riêng – Cần Cho Đất, Tốt Cho Cây

19/04/2024
Xem thêm
Phân bón hữu cơ cho cây sầu riêng

Phân Bón Hữu Cơ – Dinh Dưỡng Bền Vững Cho Cây Sầu Riêng

17/04/2024
Xem thêm