Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Chôm Chôm

Ngày 10/07/2023

Những ngày qua, đánh dấu giai đoạn cao điểm thu hoạch cây chôm chôm ở khu vực miền Tây và Đông Nam Bộ. Ngoài hình thức dùng tươi như bình thường, loại quả này còn đang trở nên thu hút hơn bao giờ hết khi được chế biến thành những món ăn đặc biệt như gỏi gà chôm chôm.

Tổng diện tích chôm chôm của Việt Nam là 26 nghìn ha, sản lượng hàng năm là 340 nghìn tấn. Thời gian từ lúc trồng chôm chôm đến khi thu hoạch không quá dài, đem lại sản lượng lớn nên là loại cây có giá trị kinh tế cao. 

Chính vì vậy, mời Bà con cùng Phân bón Việt Nga tham khảo bài viết về Kỹ thuật chăm sóc và loại phân bón cây chôm chôm để có những mùa vụ bội thu, trúng mùa được giá nhé!

1. Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm

1.1. Yêu cầu về khoảng cách

Cây Chôm Chôm cần có không gian để phát triển và ánh sáng đầy đủ. Vì vậy, Bà con nông dân phải đảm bảo khoảng cách trung bình giữa mỗi cây chôm chôm là 10 x 10m.

1.2. Tưới nước

Thời điểm phù hợp nhất để trồng loại cây này là đầu mùa mưa, vì sẽ đỡ tốn công tưới nước thường xuyên và không lo sợ thiếu nước.

Mùa khô cần tiến hành tưới thường xuyên, đặc biệt là trong tháng đầu tiên sau khi trồng. Tuy nhiên, cần cân đối về lượng để tránh ngập úng. Đồng thời, việc tưới nước quá nhiều còn khiến rễ bị thoái hóa.

1.3. Lựa chọn giống

Chôm chôm có nhiều giống nhưng phổ biến ở Việt Nam có 3 giống chính:

– Chôm chôm Java: thịt quả ngọt, vị thơm, thịt không dính hạt, trái to, lông dài. Đây là một giống chôm chôm nhập từ Indonesia và Thái Lan, trồng nhiều ở miền tây nước ta.

– Chôm chôm nhãn: quả hình cầu, lông ngắn, vỏ trái khi chín chuyển dần từ màu xanh sang vàng, hồng và cuối cùng là đỏ. Chôm chôm nhãn còn được gọi là chôm chôm đường vì thịt giòn, tróc hạt, vị ngọt “như đường” và có mùi thơm.

– Chôm chôm Thái: quả khá lớn, thịt dày, tróc hạt, hạt dẹt rất nhỏ, khi chín râu ở vỏ quả có màu xanh. Khi ăn chôm chôm Thái có cảm giác thịt giòn, ngon, ít ngọt, ăn nhiều không bị ngán.

Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng và nhu cầu thị trường, Bà con có thể lựa chọn giống cây trồng phù hợp.

1.4. Tỉa cành, tạo tầng tán cây

– Sau khi trồng nên tiến hành cắt ngọn ở độ cao khoảng 60 – 70cm để tạo những cành cấp 1, chắc khỏe.

– Đảm bảo có 4 – 5 cành cấp 1 mọc đều xung quanh thân, trong đó cành thấp nhất cách gốc khoảng 70cm. Đồng thời tỉa những cành nhỏ, yếu, kém phát triển khác.

– Các cành cấp 2, cấp 3 nên được tỉa và giữ ở độ dài khoảng 30 – 40cm. 

– Thực hiện tỉa cành cho chôm chôm đều đặn trong 18 tháng đầu tiên sau khi trồng. Sau thời gian này, chỉ tỉa cành khi cây bị sâu bệnh, mọc chồng chéo.

chôm chôm

2. Kỹ thuật bón phân cây chôm chôm

Trước khi trồng, bà con đào hố (kích thước của hố nên là 50 x 50 x 50cm), bón lót 10 – 15kg phân hữu cơ (VNG Organic Green 666 hoặc GRONN 75%) và 0.2 – 0.3kg DAP 18 – 46 Việt Nga để tạo điều kiện cho rễ cây có thể hấp thu chất dinh dưỡng, tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển.

2.1. Giai đoạn kiến thiết của cây chôm chôm

Trong 3 – 4 năm đầu sau khi trồng, bón phân NPK 16-16-16+TE Việt Nga hoặc NPK 20-20-15+TE Việt Nga với lượng 2 – 3 kg/cây/lần có bổ sung trung vi lượng Bo, Kẽm, Sắt nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết khi bộ rễ của cây chưa phát triển đủ mạnh. 

Tùy điều kiện thổ nhưỡng và khu vực canh tác, bà con có thể cân nhắc bón phân cách mỗi 3 – 4 tháng cho cây. Nên tiến hành pha loãng phân với nước, dùng bình vòi sen tưới quanh khu vực cách gốc 15 – 30 cm để rễ phát triển và vươn xa.

2.2. Giai đoạn kinh doanh của cây chôm chôm

Kể từ năm thứ 4 trở đi khi cây đã bắt đầu cho quả và thu hoạch vụ đầu tiên, chia làm 4 giai đoạn chủ yếu.

– Sau thu hoạch: bón mỗi gốc 5 – 10kg phân hữu cơ (VNG Organic Green 666 hoặc Gronn 75%) và 1 – 2kg NPK 16-16-16+TE Việt Nga tùy vào tình hình sinh trưởng của cây để cây phục hồi.

– Trước khi ra hoa: 1 – 2kg/gốc NKP 0-52-34 giúp cây phân hóa mầm hoa tốt, ra hoa đồng loạt và tăng tỷ lệ đậu trái.

– Sau đậu quả từ 1 – 2 tuần: bón mỗi gốc 1 – 2kg NPK 16-16-16+TE Việt Nga nhằm hạn chế rụng trái non và phát triển trái tốt.

– Vào tuần thứ 9 sau đậu quả (khoảng 2 tháng trước khi thu hoạch): bón mỗi gốc 1 – 2kg NPK 16-16-8-13S Việt Nga giúp quả to, dày cơm và ngọt hơn.

Ngoài việc chú ý bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây trồng thông qua phân bón, Bà con nông dân cũng cần thăm vườn thường xuyên để phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên cây chôm chôm như bệnh đốm mốc, bệnh đốm bồ hóng, bệnh khô cháy hóa, bệnh rệp sáp, bệnh phấn trắng, sâu đục trái,… để đạt được năng suất cao nhất!

Chúc Quý đại lý mua may bán đắt và Bà con nông dân trúng mùa được giá.

Tóm tắt nội dung: phân bón cây chôm chôm, giá phân bón cây chôm chôm, bón phân cây chôm chôm, kỹ thuật trông cây chôm chôm, cách chăm sóc cây chôm chôm, phân bón chuyên dùng cho cây chôm chôm

Tin tức mới nhất

phân canxi nitrate việt nga

Hiểu Rõ Về Phân Canxi Nitrate Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

29/04/2024
Xem thêm
Hạt Phân bón Ure Đen của Phân Bón Việt Nga

Ure Đen Của Phân Bón Việt Nga: Lựa Chọn Tối Ưu Trong Mùa Nắng Nóng

25/04/2024
Xem thêm
bón phân hữu cơ cho cây sầu riêng

Bón Phân Hữu Cơ Cây Sầu Riêng – Cần Cho Đất, Tốt Cho Cây

19/04/2024
Xem thêm