Kỹ Thuật Trồng Và Phân Bón Cho Cây Sầu Riêng Giai Đoạn Phục Hồi

Ngày 15/02/2023

Bà con tham khảo Phần I và II theo hướng dẫn bên dưới:
– Phần I: Sơ lược và hướng dẫn bón lót cho cây sầu riêng tại link: https://youtu.be/VeB3LyhseAk
– Phần II: Hướng dẫn bón phân theo giai đoạn phát triển của cây tại link: https://youtu.be/Rmvpl2BPQdA

Cây Sầu Riêng ở giai đoạn nuôi trái, cây sẽ không ra lá mới mà còn rụng lá trong quá trình xử lý ra hoa và nuôi trái. Không những vậy, bộ rễ cũng bị tổn thương nhiều chủ yếu là rễ cắm (rễ chuyên dụng hút dinh dưỡng).

Phục hồi cây trong giai đoạn này là rất quan trọng, giúp cây tái tạo bộ lá và bộ rễ mới sao cho đủ sức để nuôi trái trong vụ mùa kế tiếp.

Thời gian phục hồi cây được tính từ lúc thu hoạch xong đến khi xử lý ra hoa lại: giai đoạn này kéo dài từ 6-8 tháng tùy thuộc vào cây sầu riêng sau thu hoạch sung hay suy. Giai đoạn này chúng ta nuôi từ 3-4 cơi đọt.

Phân bón cho cây sầu riêng giai đoạn phục hồi tăng dinh dưỡng sau thu hoạch dành cho cây sầu riêng 8 – 10 năm tuổi:

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn phục hồi:

– Sau khi bón vôi 15 ngày: sử dụng Hữu cơ Na Uy Gronn 75% OM, lượng bón: 3-5 kg. Thời gian cách nhau giữa 2 lần bón là 1,5 tháng.

Hoạt chất giúp cây phục hồi bộ rễ, cung cấp dinh dưỡng nhẹ nhàng không gây tổn thương rễ, giúp đất tơi xốp làm môi trường lý tưởng để bộ rễ mới sinh ra và phát triển

– Cơi đọt 1: Sau khi bón HC và tưới nước cây sẽ nhú đọt, sử dụng phân NPK 30-10-10 + DAP 18-46-0 Việt Nga
Tỷ lệ trộn: 1:1, lượng bón: 2kg. Thời gian cách nhau giữa 2 lần bón là 20-25 ngày
NPK 30-10-10 cung cấp Đạm (Nts) giúp cây phát triển đọt mạnh và mập, Lân (P2O5hh) giúp phát triển rễ và dầy lá.

– Cơi đọt 2, 3 và 4 vẫn bón như cơi đọt 1, bắt đầu bón khi lá trên cây thiệt già chuẩn bị ra đọt non kế tiếp (đỉnh sinh trưởng nức ra bà con nông dân hay gọi là nứt vỏ trấu).

Chú ý:
+ Mỗi cơi đọt phải phun trừ các loại dịch hại: rầy xanh, sâu lá, bệnh cháy lá do nấm và khuẩn gây ra.
+ Mỗi đợt cơi đọt phun 1 cữ phân bón cung cấp Kẽm (Zn), Magie (Mg) và các yếu tố trung vi lượng khác.

Kỹ thuật xử lý vườn sầu riêng sau thu hoạch:

+ Cắt tỉa cành (cắt những cành nhánh chết khô do nuôi trái).

+ Để mặt líp ráo nước (không tưới từ 3-5 ngày) sau đó dùng cuốc cuốc gốc (súp gốc) đều mặt mô theo hình xoắn ốc (đỡ đức rễ) độ sâu khoảng 5 cm.

+ Sau khi đã súp gốc chúng, để không tưới thêm 2-3 ngày nữa (đất hơi khô trắng) rồi sau đó bón vôi liều lượng 150-200 kg/1000 m2. Sau khi bón vôi thì phải tưới nước liên tục trong 10-15 ngày sau cho vôi tan lẫn vào trong đất, sau đó mới tiến hành bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây Sầu Riêng.

Bà con lưu ý tham khảo chuẩn bị theo các mục thông tin trước trước khi trồng Sầu riêng để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.

Chúc bà con áp dụng kỹ thuật trồng và sử dụng phân bón cho cây sầu riêng đúng cách hiệu quả và trúng mùa được giá.

Các từ khóa tìm kiếm nhiều: Phân bón NPK cho cây sầu riêng, phân bón sầu riêng, Bón NPK cho sầu riêng con, Bón lân cho sầu riêng, Bón lót cho sầu riêng, Chăm sóc sầu riêng con, chăm sóc sầu riêng 8-10 năm tuổi, kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn phục hồi, bón phân cho cây sầu riêng giai đoạn phục hồi

Tin tức mới nhất

phân canxi nitrate việt nga

Hiểu Rõ Về Phân Canxi Nitrate Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

29/04/2024
Xem thêm
Hạt Phân bón Ure Đen của Phân Bón Việt Nga

Ure Đen Của Phân Bón Việt Nga: Lựa Chọn Tối Ưu Trong Mùa Nắng Nóng

25/04/2024
Xem thêm
bón phân hữu cơ cho cây sầu riêng

Bón Phân Hữu Cơ Cây Sầu Riêng – Cần Cho Đất, Tốt Cho Cây

19/04/2024
Xem thêm