Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng Giai Đoạn Phát Triển Của Cây

Ngày 25/11/2022

1. Các mùa vụ Sầu Riêng trong năm:

1.1. Sầu Riêng mùa: là giai đoạn dễ xử lý ra hoa (XLRH) vì nó thuận theo chu kỳ sinh lý tự nhiên của cây sầu riêng. Được tính từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau, đây là những tháng mùa khô cây sẽ giảm sinh trưởng có xu thế chuyển sang giai đoạn sinh sản (ra hoa) mạnh hơn.

Sầu Riêng mùa: chia làm 3 giai đoạn: Mùa sớm, chính vụ ,và mùa trễ.

  • Mùa sớm: XLRH vào tháng 12 và tháng 1 sẽ thu hoạch vào tháng 4 và tháng 5.
  • Chính vụ: XLRH vào tháng 2 (trong và sau tết nguyên đán) thu hoạch thu hoạch vào tháng 6 tháng 7 (giai đoạn này tiết mạnh ra hoa điều thì không cần XLRH).
  • Mùa trễ: XLRH vào tháng 3, 4 thu hoạch vào tháng 7, 8.

Ghi chú: Để đảm bảo năng suất bông nhiều và đều, bà con vẫn XLRH nhưng với liều lượng sử dụng nhẹ hơn.

1.2. Sầu Riêng nghịch vụ: là giai đoạn khó ra bông vì trái với chu kỳ sinh lý tự nhiên của cây sầu riêng

Được tính từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch hàng năm giai đoạn này XLRH sẽ thu hoạch vào tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau. Vì đây là mùa mưa nên muốn XLRH chúng ta phải tạo hạn nhân tạo, bằng cách dùng bạt cao su đậy kín mặt líp rồi tiến hành phun các loại thuốc kích thích ra hoa.

Các loại chế phẩm dùng để XLRH gồm: MKP để hỗ trợ tao mầm hoa, Pacloputrazol vai trò là ức chế sinh trưởng cây trồng để cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh sản. Bà con cần cân nhắc kỹ trước khi XLRH trái vụ, nhẹ thì cây có thể suy yếu và nặng thì cây có thể chết.

2. Dinh dưỡng cho cây Sầu Riêng giai đoạn kinh tế cây 8-10 năm tuổi:

2.1. Dinh dưỡng trước lúc XLRH: bón phân lúc cơi đọt đang giai đoạn lá lụa (lá mới vừa chuyển sang màu xanh đậm không già cũng không non) mục đích hỗ trợ tạo mầm hoa, sau khi bón 10-15 ngày mới tiến hành XLRH.

  • CÁCH 1: Bón Super Lân từ 3-5 kg/gốc (sầu riêng 8-10 năm tuổi).
  • CÁCH 2: Bón NPK có hàm lượng Lân cao, Kali cao hoặc nếu sử dụng phân đơn thì: DAP + Kali tỷ lệ 1:1 mỗi gốc 1-2 kg tùy độ lớn cây.

2.2. Dinh dưỡng nuôi bông, trái nhỏ và trái lớn:

Giai đoạn nuôi bông tính từ lúc bông nhú ra từ 0,5-1cm (bông mắt cua) từ ra hoa đến nở (sổ nhụy) thời gian khoảng một tháng

  • Bón phân NPK 30-10-10 + DAP + Canxi Nitrate Boron.
  • Theo tỉ lệ trộn 3:3:1. Lượng bón 1-2 kg/gốc.
  • Lần đầu bón lúc mắt cua (bông 0,5-1cm), lần 2 cách lần đầu 15 ngày.
  • Ghi chú: Lượng bón tùy vào độ sung của cây mà tăng hay giảm lượng phân sao cho vừa đủ nuôi hoa, nếu bón dư phân cây sẽ đi đọt dẫn đến rụng bông.
  • Canxi Nitrate Boron cung cấp Canxi và Boron tăng khả năng thụ phấn, giảm rụng bông và trái non.

Giai đoạn nuôi trái nhỏ tính từ lúc chạy trái (trái có đường kính 1cm) đến trọng lượng 1-1,5kg.

  • Sử dụng NPK 30-10-10 + Canxi Nitrate Boron
  • Trộn tỷ lệ 3:1 với liều lượng bón 1-2 kg/gốc.
  • Thời gian bón 7-10 ngày bón 1 lần.

Ghi chú: Giai đoạn này trái lớn rất lẹ nên cần cung cấp đạm cao. Để hạn chế thối hông trái và rụng trái nên cộng thêm Canxi Nitrate Boron (bổ sung Canxi và Boron). Giai đoạn này không được bón thừa phân, cây đâm đọt sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với trái non (dựt trái, rụng trái).

  • Giai đoạn này kéo dài 40-45 ngày nên có 4-5 lần bón.
  • Hữu cơ Na uy Gronn 75% OM. Lượng bón 3-5 kg/gốc. Để Giúp cung cấp dinh dưỡng, giữ dinh dưỡng khoáng chống rửa trôi, giúp tơi xốp đất tăng cường sức sống bộ rễ.

Ghi chú: Bón phân 1 lần (Miền Tây làm nghịch vụ nên giai đoạn này là giữa mùa mưa).

Giai đoạn nuôi trái lớn tính từ lúc trái 1,5 kg đến thu hoạch.

  • NPK + Canxi Nitrate Boron Trộn tỷ lệ: 4:1. Lượng bón 1,5-2kg/gốc.
  • Thời gian bón 7-10 ngày bón 1 lần.

Ghi chú: Chủ yếu sử dụng dòng có Kali cao và là Kali trắng (Kali Sulfat K2SO4)

VD: NPK 15-5-20, 15-7-20, 19-7-25, 19-9-19, 20-5-25

Ngưng bón phân 15 ngày trước ngày thu hoạch.

Chú ý: Giai đoạn này cần chú ý các loại dịch hại như sau: thối trái, xì mủ tái, xì mủ thân, sâu trái, rệp sáp.

Chu kỳ từ lúc bông đến thu hoạch khoảng 4-4,5 tháng, từ lúc hoa nở (sổ nhụy) đến thu hoạch 100-115 ngày.

Bà con lưu ý tham khảo chuẩn bị theo các mục thông tin trước trước khi trồng Sầu riêng để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.

Cùng đón chờ KỸ THUẬT TRỒNG VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG PHẦN III: Kỹ thuật chăm sóc cho cây Sầu riêng giai đoạn phục hồi từ Phân Bón Việt Nga nhé!

(Tham khảo Sơ lược và hướng dẫn bón lót cho cây sầu riêng TẠI ĐÂY)

Tin tức mới nhất

phân canxi nitrate việt nga

Hiểu Rõ Về Phân Canxi Nitrate Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

29/04/2024
Xem thêm
Hạt Phân bón Ure Đen của Phân Bón Việt Nga

Ure Đen Của Phân Bón Việt Nga: Lựa Chọn Tối Ưu Trong Mùa Nắng Nóng

25/04/2024
Xem thêm
bón phân hữu cơ cho cây sầu riêng

Bón Phân Hữu Cơ Cây Sầu Riêng – Cần Cho Đất, Tốt Cho Cây

19/04/2024
Xem thêm