Vì Sao Thị Trường Phân Bón Thế Giới Năm 2023 Liên Tục Gặp Khó Khăn?

Ngày 26/07/2023

Lúa gạo tăng giá, vui chưa bao lâu thì một nỗi lo khác đã đến với Quý đại lý và bà con nông dân, đó là những khó khăn liên tục của thị trường phân bón. Điều này dẫn tới khủng hoảng lương thực nghiêm trọng và nhiều hệ lụy tiềm ẩn khác. Trong đó, các quốc gia Mỹ La tinh, Châu Phi và Châu Á (bao gồm cả Việt Nam) chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp.

Hôm nay, mời mọi người cùng Phân Bón Việt Nga tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra những khó khăn trong thị trường phân bón năm 2023 trong bài viết dưới đây.

thị trường phân bón khủng hoảng

1. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến nguồn cung phân bón eo hẹp

Các chuyên gia Nga cho rằng những biện pháp trừng phạt của Liên minh Châu Âu đã khiến cho hoạt động thương mại với Nga bị hạn chế đến mức ngăn không cho 13 triệu tấn phân bón được vận chuyển kể từ khi bắt đầu chiến tranh Nga – Ukraine. Đồng thời, thiếu hụt khí đốt từ nhà cung cấp chính là nước Nga cũng làm đình trệ các hoạt động sản xuất phân bón của các cường quốc phân bón ở Châu Âu.

Không chỉ dừng lại ở đó, những lệnh trừng phạt của các nước Châu Âu và Mỹ lên Nga khiến việc mua phân bón từ Nga hoặc các nhiên liệu khác phục vụ sản xuất phân bón cũng vô cùng khó khăn.

Chẳng hạn, hệ thống hỗ trợ thanh toán quốc tế SWIFT từ sau khi loại các ngân hàng của Nga khỏi mạng lưới giao dịch đã khiến giao dịch, thanh toán với Nga trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Mặc dù Nga đã tìm nhiều giải pháp thay thế trong suốt 7 năm qua để hạn chế sự độc quyền của SWIFT, nhưng không có giải pháp nào được chứng minh là có hiệu quả.

Đối với các đơn hàng đã thanh toán thành công, quá trình vận chuyển phân bón lại là một bài toán đau đầu. Từ sau khi chiến tranh diễn ra, giá dầu VLSFO chuyên dùng cho tàu biển đã tăng chạm mốc kỷ lục. Ngoài ra, các hãng tàu lớn như FedEx hoặc Maersk cũng cắt giảm số lượng chuyến, phụ thu thêm phí đối với các chuyến hàng đi và về từ Nga do lo ngại tình hình chiến sự, khiến phí vận chuyển tăng gấp nhiều lần.

Cú sốc trên thị trường phân bón toàn cầu từ đầu năm 2022 đã thể hiện rõ vai trò các nước đồng minh như Belarus và Trung Quốc – các quốc gia xuất khẩu gần một phần tư toàn bộ phân bón cho cây trồng trên toàn thế giới. Qua đó, Mỹ cùng các quốc gia khác trên thế giới đã nhận thấy rõ sự liên kết giữa phân bón và các sản phẩm vật tư nông nghiệp với vấn đề an ninh lương thực.

2. Nhu cầu thị trường vượt ngoài mức kiểm soát của các bên cung cấp

Hiện nay, giá phân bón liên tục biến động. Dù là thấp hơn so với thời gian đại dịch COVID-19, nhưng nhìn chung là vẫn cao so với những năm trước đó. Chính vì vậy, các quốc gia đều đưa ra các chính sách hạn chế xuất khẩu để bảo vệ nguồn phân bón cho ngành nông nghiệp nội địa.

Cùng lúc đó, hiện tượng dòng El Nino trở lại gây hiện tượng khô nóng ở các quốc gia nó chảy qua, làm sản lượng và chất lượng nông sản bị suy giảm. Như đã nói ở các bài viết trước, đây là nguyên nhân khiến giá lúa gạo tăng kỷ lục trong thập kỷ qua. Từ đó, Bà con nông dân quyết định tăng canh, thâm canh để đón làn sóng tăng giá của lúa gạo. Điều này khiến nhu cầu sử dụng phân bón vốn đã cao nay lại càng cao hơn.

đồng lúa bội thu

3. Hậu quả của tình hình phân bón bất ổn năm 2023

Ngân hàng phát triển châu Phi cảnh báo rằng việc thiếu hụt phân bón sẽ làm giảm 20% sản lượng lương thực. Vòng luẩn quẩn giữa thiếu hụt phân bón và nạn đói sẽ lặp đi lặp lại và khủng hoảng kinh tế hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo Quỹ Tiền tệ thế giới, thực tế đang có 48 quốc gia tập trung ở khu vực Châu Phi, Châu Á, Mỹ Latinh đang gặp khó khăn về kinh tế sau những cú sốc về giá lương thực và phân bón.

Hiện tại, chỉ giá lúa gạo mới chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng giá phân bón này. Nhưng theo tổ chức Ngân hàng Thế giới, khoảng 6 tháng nữa khi đến vụ thu hoạch các diện tích canh tác ở thời điểm hiện tại, sẽ diễn ra thực trạng đội giá của nhiều loại nông sản chứ không chỉ lúa gạo.

Tổ chức này cũng cho rằng tình hình khủng hoảng này sẽ có chiều hướng dịu lại trước nỗ lực tăng công suất sản xuất phân bón của các quốc gia như Mỹ, Canada. Tuy nhiên đó chỉ là những cải thiện nhỏ và trong ít nhất là 2 năm nữa, giá phân bón khó có thể trở về mức cũ.

Nguồn tham khảo: Tổ chức Ngân hàng Thế giới

Tin tức mới nhất

Mỹ hỗ trợ 100 tỷ đồng cho dự án sử dụng phân bón đúng

Mỹ Hỗ Trợ Việt Nam Hơn 100 Tỷ Để Triển Khai Dự Án Sử Dụng Phân Bón Đúng

29/04/2024
Xem thêm
cửa hàng đại lý phân bón an giang

Hái Ra Tiền Với Cửa Hàng Phân Bón An Giang: Bí Quyết Thành Công

25/04/2024
Xem thêm
Anh Dũ xúc động chia sẻ rằng cảm thấy rất vui và may mắn khi được công ty quan tâm hỗ trợ

Phân Bón Việt Nga – Cùng Nhau Dựng Xây Mái Ấm

10/04/2024
Xem thêm