Quy Trình Tác Vụ Lúa Đông Xuân – Những Điều Không Nên Bỏ Sót

Ngày 25/12/2023

Vụ Đông Xuân được biết đến là vụ canh tác đem thường đem về nhiều lợi nhuận nhất do khí hậu phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân ước tính chiếm 40% cả năm và đem về khoảng 46% sản lượng lúa cả năm.

Chính vì tầm quan như trên mà Phân Bón Việt Nga xin gửi một số lưu ý về quy trình canh tác lúa vụ Đông Xuân cho bà con nông dân.

1. Làm đất vụ Đông Xuân cần lưu ý những gì?

Nếu có điều kiện Bà con nông dân hãy cho nước vào ruộng hoặc sử dụng các loại thuốc phun xịt để diệt trừ mầm bệnh và cỏ dại còn tồn đọng trong đất. 

Ngoài các quy trình làm đất quen thuộc như cuốc đất, làm đất tơi xốp và bón phân giúp tăng cường chất dinh dưỡng của đất, bà con nên lưu ý những điều sau khi làm đất vụ lúa Đông Xuân:

– Dọn sạch cỏ: phun nhử cỏ, khi cắt xong để đất nghỉ khoảng 7 ngày rồi phun thêm lần nữa.

– Sau khi cắt lúa xong cần phải xử lý rơm rạ, giải phóng mặt ruộng. Hiện nay, các hộ nông dân được khuyến khích bán lại rơm rạ cho các hoạt động canh tác nông nghiệp khác như trồng nấm, thức ăn chăn nuôi,… thay vì đốt như tập quán canh tác cũ.

– Xới đất, trục đất bằng phẳng tạo điều kiện thoát nước tốt và không đọng nước lại trên ruộng trong quá trình canh tác.

2. Nên lựa chọn giống lúa nào canh tác vụ lúa Đông Xuân?

Phân Bón Việt Nga khuyến khích bà con lựa chọn các loại giống canh tác lúa vụ Đông Xuân là những giống xác nhận 1 từ những cơ sở giống có uy tín, đặc biệt là chọn những giống phù hợp với thời tiết vụ này. Sau đây là một số loại giống gợi ý cho Bà con.

2.1. Giống lúa Đài Thơm 8

– Thời gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày.

– Lá đứng, đòng to, phù hợp với thời tiết vụ Đông Xuân.

– Giá thường cao hơn các giống khác ở thời điểm vụ Đông Xuân.

Năng suất lúa vụ Đông Xuân: 8 – 10 tấn/ha, những vụ hè thu, thu đông 6 – 8 tấn/ha.

– Chiều cao: 90 – 100cm, tùy theo cách canh tác của nông dân. Đặc biệt, cây phát triển cân đối khi dùng Phân bón chuyên dùng của Việt Nga.

– Phù hợp với thổ nhưỡng ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

  2.2. Giống lúa OM 18

– Thời gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày.

– Chiều cao: 100 – 110cm, tùy theo cách canh tác của nông dân. Đặc biệt, cây phát triển cân đối khi dùng Phân bón chuyên dùng của Việt Nga.

Năng suất lúa vụ Đông Xuân: 7 – 8 tấn/ha.

– Để nhánh tốt, phù hợp với đất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chịu đất phèn mặn 3 – 4‰.

– Giống có đặc tính kháng bệnh đạo ôn, đẻ nhánh tốt.

2.3. Giống lúa OM 5451

– Thời gian sinh trưởng: 90 – 95 ngày

– Chiều cao: 95 – 100 cm, tùy theo cách canh tác của nông dân. Đặc biệt, cây phát triển cân đối khi dùng Phân bón chuyên dùng của Việt Nga.

Năng suất lúa vụ Đông Xuân: 6 – 8 tấn/ha, những vụ hè thu, thu đông 5 – 6 tấn/ha.

– Chịu phèn mặn khá 2 – 4‰. , ít bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Thích hợp cả 3 vụ trong. 

– Giống có đặc tính rất ít nhiễm rầy nâu, sâu hại.

2.4. Giống lúa ST 24

– Thời gian sinh trưởng: 102 – 105 ngày.

– Chiều cao: 100 – 110cm, tùy theo cách canh tác của nông dân. Đặc biệt, cây phát triển cân đối khi dùng Phân bón chuyên dùng của Việt Nga.

Năng suất lúa vụ Đông Xuân: 8 – 9 tấn/ha, những vụ hè thu và thu đông không thích hợp gieo sạ do mưa nhiều.

– Khả năng chống chịu phèn mặn tốt nên thích ứng được với điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn.

– Giống ST24 có khả năng chống chịu với rầy nâu hơn nhờ ống rạ to.

2.5. Giống lúa ST 25

– Thời gian sinh trưởng: 90 – 95 ngày.

– Chiều cao: 100 – 110 cm, tùy theo cách canh tác của nông dân. Đặc biệt, cây phát triển cân đối khi dùng Phân bón chuyên dùng của Việt Nga.

Năng suất lúa vụ Đông Xuân: 6 – 7 tấn/ha, những vụ hè thu, thu đông 5 – 6 tấn/ha.

– Chịu phèn mặn khá 2 – 4‰, chịu mặn, kháng đạo ôn cấp 2 và bệnh bạc lá, thân cứng chống đổ tốt.

3. Ngăn ngừa sâu, dịch bệnh hại phổ biến vụ Đông Xuân

Ngoài thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây lúa, sâu bệnh và dịch hại cũng phát triển mạnh mẽ ở vụ lúa này. Chính vì vậy, trong gieo trồng và quy trình canh tác lúa vụ Đông Xuân thì Bà con Nông dân nên chú ý ngăn ngừa sâu và dịch bệnh hại.

3.1. Bù lạch

– Giai đoạn phát sinh: 7 – 15 NSS.

– Vết bệnh: lá vàng, vàng theo từng cụm nếu nhiều sẽ thể hiện trên cả ruộng. Khi bù lạch tấn công sẽ ăn chỉ còn gân l,  Lá lúa non bị hại có nhiều điểm trắng nhỏ, nhưng khi bị hại nặng thì chóp lá khô vàng và cuốn quăn lại, dần dần lan ra cả lá. Bọ trĩ hại  ngay sau khi lúa mới cấy được 1 – 2 tuần.

3.2. Muỗi hành

– Thời tiết vụ Đông Xuân phù hợp phát triển loài sâu này.

– Sẽ tấn công vào giai đoạn 10 – 15 NSS hoặc 20 – 25 NSS, đặc biệt những ngày trăng tròn, Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt. Ống hành xuất hiện khoảng một tuần sau khi muỗi xâm nhập. Tép lúa bị hại không cho bông, nhưng lúa có thể mọc chồi mới để bù lại. Muỗi hành chỉ gây hại từ giai đoạn mạ đến cuối đẻ nhánh, trước khi có đòng.

3.3. Rầy nâu

Thường xuất hiện ở giai đoạn trổ về sau rầy nâu gây thiệt hại nặng, là tác nhân gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, Rầy cánh ngắn xuất hiện khi trên ruộng có thức ăn đầy đủ, đẻ trứng nhiều hơn thường có vào giữa vụ giai đoạn lúa đẻ nhánh tích cực đến giai đoạn trổ.Rầy cánh dài xuất hiện khi ruộng hết thức ăn (lúa giai đoạn chín thu hoạch, hoặc ruộng bị cháy rụi), Rầy nâu chích hút nhựa cây lúa bị bệnh rồi mang mầm bệnh vi rút trong cơ thể chích hút truyền mầm bệnh sang cho cây lúa khoẻ lây lan bệnh. Rầy nâu mang mầm bệnh có khả năng truyền bệnh cho đến khi chết.

3.4. Sâu đục thân

Trong 1 vụ, sâu thường phát sinh 2 lứa. Sâu non lứa 1 gây dảnh héo ở giai đoạn lúa đẻ nhánh 10-25 NSS, tuy tác hại không cao nhưng đây là tiềm ẩn cho lứa 2. Thời điểm 40-60 NSS, sâu lứa 2 thường phát sinh trùng với thời gian lúa đòng – trỗ. Đây là giai đoạn bị gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa. Cần lưu ý ngăn chặn kịp thời ngay từ lứa 1 để tránh bộc phát.

3.5. Nhện gié

Nhện sự gia tăng quần thể lớn và nhanh do sinh sản mạnh, vòng đời ngắn. Nhện gié có khả năng gây thất thoát đến sấp xỉ 60% năng suất. Chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây lúa như bẹ lá, gân lá, bông lúa gây trỗ nghẹn, trên vỏ trấu hạt lúa và gié lúa gây lép đen, đôi khi nhện cũng đục và chui vào khoang mô của bẹ để gây hại, tập trung chủ yếu từ giai đoạn mạ – đẻ nhánh – trổ. Vết hại ban đầu là các chấm nhỏ có thể hình chữ nhật, màu trắng vàng đến vàng nhạt về sau thành nâu đậm hoặc thâm đen. Các vết hại tập trung thành từng đám màu nâu nhạt, nâu đậm đến thâm đen trông giống như vết “cạo gió”.

3.6. Đạo ôn, đạo ôn cổ bông

– Điều kiện phát sinh: phát triển Bệnh thích hợp thời tiết nắng ấm, trời âm u, ẩm độ cao, sương mù, gieo sạ dày, hay bón nhiều đạm…

– Đạo ôn cổ bông phát sinh và gây hại nặng ở điều kiện ẩm độ cao, mưa kéo dài. Trong điều kiện trời nắng, ẩm độ thấp thì sự gây hại của bệnh không đáng kể.

– Khả năng gây hại Bệnh gây hại ngay từ trên ruộng mạ nhưng gây hại nặng từ giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ trở đi. bệnh sẽ phát sinh, lây lan nhanh trên diện rộng và có thể gây cháy lụi nếu không được phòng trừ kịp thời. Phần lớn các giống lúa đều nhiễm bệnh.

3.7. Bệnh khô vằn

– Điều kiện phát sinh: Là đối tượng gây hại thường xuyên trên ruộng, bệnh gây hại trên tất cả các giống, các trà lúa. Bệnh phát triển và gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ cao, nước ngập sâu

– Khả năng gây hại:  Bệnh gây hại từ giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh trở đi, cao điểm từ khi lúa ôm đòng trổ đến đỏ đuôi, đặc biệt là trên các diện tích thâm canh không cân đối như gieo cấy dày, bón nhiều đạm. Bệnh gây cháy từng chòm, mất năng suất.

3.8. Bệnh vàng lá chín sớm 

– Điều kiện phát sinh: Bệnh vàng lá lúa thường gây hại nặng trên các ruộng lúa xanh tốt, sạ dày hoặc bón nhiều đạm, Những mảnh ruộng gần vườn cây có bị che nắng buổi sáng hoặc buổi chiều thường bị bệnh nặng hơn, bệnh dễ bị tấn công ở những giống dài ngày, những ruộng ánh sáng không đủ tốt.

– Khả năng gây hại: Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở giai đoạn 7-10 ngày trước khi trổ cho đến khi thu hoạch. Trên lá khi bệnh mới xuất hiện là các đốm hình bán nguyệt nhỏ 1-3 mm, màu vàng cam. Sau đó, từ vết bệnh làm chết các mô lá thành từng sọc dài tới chóp lá màu vàng cam.

– Cách nhận biết: Trên một lá có thể xuất hiện nhiều vết bệnh. Bệnh nặng có thể xuất hiện các vết đốm trên bẹ lá. Trên ruộng bị bệnh nặng nhìn trên ruộng có màu vàng rực giống như màu lúa chín nên còn được gọi là bệnh vàng lá chín sớm.

3.9. Bệnh lem lép hạt 

– Cách nhận biết: bệnh lem lép hạt rất dễ nhận biết bà con nhìn thấy hạt có vết nâu đen, hạt lúa vào gạo không đồng đều, Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trổ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều.

– Khả năng gây hại: Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu; cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo ở giai đoạn cây lúa còn trên đồng ruộng trước thu hoạch. Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt, đồng thời tác hại vào vụ sau

3.10. Bệnh cháy bìa lá

– Cách nhận biết: Vết bệnh phát triển ở hai bìa lá, ban đầu bệnh xuất hiện từ chóp lá, sau đó lan dần xuống dưới ở hai bên bìa lá

– Điều kiện phát sinh:  bệnh thường phát sinh, gây hại giai đoạn cuối vụ. sau những  lúc mưa giông kèm theo gió lớn vào thời kỳ lúa làm đòng – trổ chín là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh lây lan nhanh, ruộng bón thừa đạm,Khi độ ẩm không khí cao, sương mù.

4. Quản lý cỏ dại vụ Đông Xuân – những nguyên tắc căn bản

Ngoài sâu bệnh hại thì cỏ cũng là nhân tố gây hại phát triển mạnh mẽ trong vụ Đông Xuân, đe dọa đến năng suất cây trồng cuối vụ. Trong quy trình canh tác lúa vụ Đông Xuân, Bà con Nông dân cần chú ý những nguyên tắc sau:

4.1. Các loại cỏ dại thường gặp

Trên các diện tích canh tác lúa nước, thường xuất hiện những loại cỏ như cỏ lồng vực nước, cỏ đuôi phụng, cỏ lông, cỏ mồm, cỏ chỉ nước, cỏ túc, cỏ chác,… Các loại cỏ trên gây hại đến khả năng hút chất dinh dưỡng của đất và phân, gây thiệt hại đến năng suất và về lâu dài ảnh hưởng nặng hơn.

4.2. Cách phòng trừ và tiêu diệt các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng

Làm đất vụ Đông Xuân cần vệ sinh và làm đất thật kỹ trước khi bắt đầu gieo sạ. Thời gian nên là 10 – 15 ngày trước khi gieo sạ để khắc phục tàn dư của cỏ; hạn chế được quá trình lây lan của sâu bệnh gây hại.

– Giống: Sử dụng giống đạt chuẩn, nguyên chủng nhằm hạn chế cỏ dại lẫn tạp vào hạt giống.

– Nước: Thường xuyên kiểm tra mực nước ở ruộng lúa theo từng giai đoạn của lúa. Khi đưa nước vào ruộng lúa, bà con nên dùng lưới chắn để tránh tình trạng hạt cỏ, phấn hoa vào ruộng.

– Thuốc diệt cỏ: cần xác định đúng loại cỏ để sử dụng thuốc cân đối, đúng thuốc, an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh đó, Bà con nông dân cũng nên dọn cỏ ven bờ ruộng, kênh rạch, cắt bông cỏ, tránh tình trạng kết hạt rụng xuống đất và lan vào ruộng canh tác.

5. Cách bón phân cân đối để có ruộng lúa khỏe trong vụ Đông Xuân

Bón phân cho các loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa, cần có sự cân đối theo từng giai đoạn phát triển về rễ, thân, lá của lúa. Trong các 1 vụ lúa, sẽ có 3 lần bón phân chia theo giai đoạn: đợt 1, đợt 2 và đợt 3. Quy trình canh tác lúa vụ Đông Xuân cũng tương tự các vụ khác về các đợt bón phân:

5.1. Đợt 1

Lúa 10 NSS đang trong giai đoạn phát triển của rễ, thân và lá. Lúc này, Bà con Nông dân nên sử dụng các loại phân chuyên dùng của Phân Bón Việt Nga có thành phần chính là Đạm và Lân như: NPK 20-15-7+TE, NPK 22-15-8+TE,… để tạo tiền đề cho giai đoạn đẻ nhánh.

5.2. Đợt 2

Lúa từ 18 – 20 NSS đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Lần bón này quyết định số chồi con hữu hiệu và cũng quyết định số chồi con hữu hiệu và cũng là quyết định được sự bao phủ của lúa trong trên ruộng. Từ đó, hạn chế được cỏ dại.

5.3. Đợt 3

Giai đoạn từ 38 – 42 NSS, Bà con nên sử dụng các loại phân chuyên dùng của Phân Bón Việt Nga có thành phần chính là Đạm và Kali như NPK 19-7-25+TE, NPK 15-5-20+TE, NPK 15-7-20+TE,… Điều này sẽ giúp phân hóa đòng và số nhánh gié trên bông, tạo tiền đề năng suất về sau.

Hiện nay, Phân Bón Việt Nga có các dòng phân bón chuyên dùng đã được nghiên cứu cân đối về dinh dưỡng, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây lúa nước. Mời Bà con Nông dân xem thêm tại trang Sản phẩm phân chuyên dùng của chúng tôi, hoặc gọi đến hotline 02778 55 66 77 để được tư vấn.

6. Bảo vệ năng suất lúa vụ Đông Xuân

Để đạt năng suất và hiệu quả canh tác cao nhất, Bà con nên theo dõi tình hình dịch hại thường xuyên để đưa ra giải pháp hiệu quả. Đồng thời, cần xử lý theo đúng quy trình được khuyến cáo về liều lượng và thời điểm.

6.1. Giai đoạn trước sạ 3 ngày

Tiến hành phun ốc bưu vàng với những hoạt chất phổ biến như Niclosamide hoặc những dạng bả mồi: Metaldehyde,…

6.2. Giai đoạn đẻ nhánh

Cần phòng ngừa các loại bệnh như đạo ôn, vi khuẩn, đốm nâu,…

– Đốm nâu: xuất hiện trên các ruộng bón thiếu dinh dưỡng. Nếu tình trạng nặng thì cây thiếu sức dề kháng chống lại sâu bệnh về sau. Vì vậy, Bà con cần tiến hành bón lại phân với liều lượng phù hợp, cân đối theo tình hình sinh trưởng của cây. 

– Đạo ôn: trong giai đoạn này đạo ôn xuất hiện với những ruộng bón thừa đạm hoặc thời tiết sương mù, mưa nhiều. Bà con nên phun theo khuyến cáo với những loại thuốc có hoạt chất Tricyclazole, Isoprothiolane,…

6.3. Giai đoạn làm đòng

Cực kỳ quan trọng đối với năng suất để bảo vệ lá đòng và tạo năng suát về sau. Bà con Nông dân nên ngừa sâu cuốn lá, đạo ôn và vi khuẩn bằng cách hun các sản phẩm có chứa hoạt chất sau: 

– Sâu cuốn lá: Chlorfenapyr, Permethrin,…

– Đạo ôn: thuốc có hoạt chất Tricyclazole, Isoprothiolane,…

– Vi khuẩn: thuốc có hoạt chất Bronopol, Kasugamycin,…

6.4. Giai đoạn trước trổ

Giai đoạn này quyết định đến năng suất cả vụ. Thường lúa sẽ dễ bị tấn công bởi mầm bệnh lem lép hạt, đạo ông cổ bông, sâu cuốn lá, sâu đục thân và vi khuẩn. Bà con nên sử dụng những sản phẩm phổ biến trên thị trường có chứa các hoạt chất sau để phòng trừ các loại bệnh hại:

– Lem lép hạt: Azoxystobin, Difenoconazole,…

– Đạo ôn: Isoprothiolane, Propiconazole,…

– Vi khuẩn: Bronopol,…

6.5. Giai đoạn trổ đều

Bà con chú ý thăm đồng thường xuyên để tránh ruộng lúa bị tấn công bởi mầm bệnh lem lép hạt, đạo ôn và vi khuẩn. Đồng thời, phun các lợi thuốc chứa hoạt chất tương tự với giai đoạn trước trổ.

Trên đây là tất cả những điều Bà con Nông dân cần biết về quy trình canh tác lúa vụ Đông Xuân. Chúc Bà con Nông dân canh tác thành công, trúng mùa được giá!

Tin tức mới nhất

phân canxi nitrate việt nga

Hiểu Rõ Về Phân Canxi Nitrate Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

29/04/2024
Xem thêm
Hạt Phân bón Ure Đen của Phân Bón Việt Nga

Ure Đen Của Phân Bón Việt Nga: Lựa Chọn Tối Ưu Trong Mùa Nắng Nóng

25/04/2024
Xem thêm
bón phân hữu cơ cho cây sầu riêng

Bón Phân Hữu Cơ Cây Sầu Riêng – Cần Cho Đất, Tốt Cho Cây

19/04/2024
Xem thêm