Thị Trường Lúa Gạo Ấn Độ Và Châu Âu Khủng Hoảng, Cơ Hội Và Thách Thức Nào Cho Việt Nam?

Ngày 29/07/2023

Trước những biến động trên thị trường lương thực thế giới, đặc biệt với mặt hàng lúa gạo, mời Bà con nông dân cùng Phân Bón Việt Nga cập nhật những thông tin quan trọng để có những lựa chọn sáng suốt nhé!.

1. Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu lúa gạo

Ngày 20/7/2023, Tổng cục Ngoại thương của quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới – Ấn Độ, chính thức ban hành thông báo cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường. Chính phủ Việt Nam ngay lập tức đã có những chỉ đạo hỏa tốc liên quan vấn đề này.

1.1. Nguyên nhân Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa gạo

Do những ảnh hưởng của dòng El Nino mà thời tiết vô cùng khắc nghiệt, sản lượng gạo của Ấn Độ cũng suy giảm nhiều so với những năm trước. Hành động cấm xuất khẩu tất cả loại gạo và nếp (trừ loại gạo Basmati) được cho là hạn chế lạm phát, đảm bảo an ninh lương thực. Trước tình hình giá gạo bán lẻ tại Ấn Độ đã tăng 11.5% so với cùng kỳ và tăng 3% chỉ trong một tháng qua. 

Bên cạnh đó, kiểm soát lạm phát cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong cuộc bầu cử năm 2024 đối với chính phủ đương thời. Chính vì vậy mà sau nhiều lần cân nhắc thì thông báo cấm xuất khẩu gạo được ban hành, và được dự đoán ít nhất sẽ đến tháng 12/2023 trước khi có thông báo mới.

1.2. Ảnh hưởng từ chính sách của Ấn Độ đến thị trường lúa gạo thế giới

Ấn Độ đã dẫn đầu ngành xuất khẩu lúa gạo trong nhiều năm liền, thường xuyên chiếm trên 40% thị phần toàn cầu. Riêng năm 2022, sản lượng gạo của nước này đạt mốc 22,2 triệu tấn, gấp 2 lần so với Thái Lan và Việt Nam (các quốc gia xếp thứ 2 và thứ 3).

Chính vì lệnh cấm này đã làm lượng gạo xuất khẩu và dấy lên lo ngại về khả năng lạm phát tiếp tục tăng cao trên thị trường lương thực toàn cầu. Theo ước tính, nếu Ấn Độ giữ nguyên lệnh cấm đến cuối năm thì thị trường lúa gạo toàn cầu sẽ thiếu hụt ít nhất 7 triệu tấn gạo.

Giải quyết vấn đề này chỉ có 2 nguồn cung cơ bản là Thái Lan và Việt Nam. Thị trường Thái Lan vẫn còn lượng gạo tương đối dồi dào để xuất khẩu trong nửa cuối 2023 là 4,5 triệu tấn. 

Còn đối với Việt Nam, Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), trả lời Báo Thanh Niên vào ngày 23/7: “Trong trường hợp nước ta đẩy mạnh sản xuất, sản lượng tăng thì Việt Nam còn có thể xuất khẩu được thêm 2,8 triệu tấn. Con số này ít hơn Thái Lan đến 1,7 triệu tấn.”

kHỦNG HOẢNG ẤN - ÂU

2. Nga rút khỏi thỏa thuận Ngũ cốc biển Đen

Ngày 17/7, người phát ngôn của Nga tuyên bố chính thức chấm dứt thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen do không đạt được thỏa thuận mong muốn.

Thỏa thuận này ban đầu được ký kết vào ngày 22/7/2022 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với nội dung liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen. Thỏa thuận cho phép vận chuyển an toàn các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine từ ba cảng trên Biển Đen, bao gồm cả cảng lớn nhất là Odessa.

Thời điểm hiện tại, Ukraine là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hành động này của Nga. Tuy vậy, các chuyên gia đang lo ngại những ảnh hưởng dài hạn lên việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt là đối với các thị trường xuất khẩu chính lúa mì, lúa mạch của Ukraine.

Ông Peter Ceretti, Chuyên gia kinh tế của Eurasia Group cho rằng thỏa thuận ngũ cốc đổ vỡ sẽ đẩy giá lương thực tăng cao hơn nữa trong tương lai.

3. Cơ hội và thách thức đối với thị trường lúa gạo nước ta

Những biến động trên diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu gạo nước ta đang tăng mạnh cả về sản lượng và giá trị. Cùng với đó, sản lượng gạo tại nhiều quốc gia châu Á đứng trước nguy cơ sụt giảm bởi tác động của El Nino. Tất cả thúc đẩy giá lúa gạo tăng mạnh và tạo ra cơ hội, cũng như thách thức dành cho Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy Việt Nam nhập khẩu gần 400,000 tấn gạo từ Ấn Độ. Đồng thời, cũng đã xuất khẩu đi các thị trường khác 4.2 triệu tấn (tăng 21% so với cùng kỳ). Chính vì vậy mà hoạt động nhập khẩu gạo ở Việt Nam không chịu nhiều ảnh hưởng, trong khi xuất khẩu gạo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. 

Thêm vào đó, gạo Ấn Độ chủ yếu hướng đến các thị trường thuộc phân khúc thấp, trong khi gạo Việt Nam đang hướng tới thị trường chất lượng cao nên các doanh nghiệp Việt không phải quá đáng lo ngại trong lúc này. 

Giá lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long những ngày gần đây tăng 200 – 400 đồng/kg so với đầu tháng 7/2023. Tại An Giang, giá lúa IR50404 hiện đang ở mức 6,700 – 6,900 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 có giá 6,800 – 7,000 đồng/kg; lúa OM5451 ở mức 6,700 – 6,800 đồng/kg; lúa OM 18 là 6,900 – 7,100 đồng/kg,… và được dự đoán sẽ có khả năng tăng thêm nữa.

Trước những cơ hội như trên, nước ta cần có đường lối sáng suốt đảm bảo triệt để vấn đề sản lượng và dự trữ lưu thông để tránh tình trạng thiếu hụt lúa gạo nội địa. Đồng thời, có những giải pháp trước thời tiết bất lợi và thiếu hụt nguồn vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón.

Tin tức mới nhất

Mỹ hỗ trợ 100 tỷ đồng cho dự án sử dụng phân bón đúng

Mỹ Hỗ Trợ Việt Nam Hơn 100 Tỷ Để Triển Khai Dự Án Sử Dụng Phân Bón Đúng

29/04/2024
Xem thêm
cửa hàng đại lý phân bón an giang

Hái Ra Tiền Với Cửa Hàng Phân Bón An Giang: Bí Quyết Thành Công

25/04/2024
Xem thêm
Anh Dũ xúc động chia sẻ rằng cảm thấy rất vui và may mắn khi được công ty quan tâm hỗ trợ

Phân Bón Việt Nga – Cùng Nhau Dựng Xây Mái Ấm

10/04/2024
Xem thêm