Trước Nhiều Yêu Cầu Của Thị Trường Xuất Khẩu, Hướng Đi Nào Cho Nông Sản Việt?

Ngày 08/08/2023

Theo bản tin nông sản tháng 7 đã đăng tải ở Phân Bón Việt Nga, nhiều loại trái cây đang có xu hướng giảm giá. Ngoài lý do bước vào thời điểm chính vụ, hiện một số loại trái cây Việt còn đang vướng phải cảnh báo về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật ở các thị trường xuất khẩu lớn, dẫn đến tồn đọng trong nước.

Lý do của sự việc này cũng như những ảnh hưởng của nó đối với nông nghiệp nước ta nói chung và thị trường trái cây nói riêng là gì? Mời Bà con nông dân cùng Phân bón Việt Nga tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cảnh báo những lô hàng chưa đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật

Cuối tháng 7/2023, những lô hàng ớt khô từ Hải Dương bị trả về do có mức dư lượng tricyclazole vượt gấp 2 đến gấp 4 lần mức cho phép của Hàn Quốc. Trước đó, tình trạng quả ớt bị phát hiện do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng đã từng xảy ra đối với thị trường Trung Quốc, Malaysia.

Bên cạnh đó, Đại diện Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chia sẻ với Báo Tiền phong, đơn vị đã nhận được một số thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về các lô hàng nông sản như chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng vi phạm yêu cầu kiểm dịch thực vật khi xuất sang thị trường Trung Quốc.

Hiện nay, nhu cầu sản phẩm sạch hay thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tăng cao nên các thị trường lớn cũng tăng tiêu chuẩn nhập khẩu. Với thị trường châu Âu, các sản phẩm trái cây phải đảm bảo nhu cầu kiểm dịch động thực vật, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, thị trường Mỹ ngoài các yếu tố kể trên còn yêu cầu quản lý theo dõi chuỗi, từ nguyên liệu, chế biến, đóng gói, dán nhãn, vận chuyển đến việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

kiểm dịch thực vật

Nguồn ảnh: Tạp chí Công Thương

2. Đảm bảo chất lượng nông sản Việt nhưng vẫn triển khai tốt thị trường xuất khẩu

Hiện tại, các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch của các ngành này đóng góp hơn 1 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Chính vì vai trò quan trọng này, khi một lô hàng của doanh nghiệp bị trả về thì không chỉ có doanh nghiệp bị ảnh hưởng, mà sẽ ảnh hưởng đến toàn ngành hàng.

Để triển khai tốt thị trường xuất khẩu và tăng giá trị nông sản, Bà con nông dân cần đảm bảo các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, tăng cường quản lý, giám sát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm,… Đồng thời, công tác kiểm tra và giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số cần được theo dõi sát sao. Bên cạnh đó, mỗi Bà con nông dân cần chủ động tìm tòi, nắm rõ các kỹ thuật canh tác cây trồng chuyên canh của mình và quy định của các thị trường xuất khẩu.

Hiện nay, Phân Bón Việt Nga hiện đang cung cấp các công thức phân bón phù hợp với nhu cầu của cây trồng ở nhiều giai đoạn khác nhau. Đồng thời, giúp cây trồng tăng sức đề kháng, chống chọi sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi. Từ đó, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng. Mời bà con tham khảo tại trang Sản phẩm hoặc liên hệ hotline: 02778 55 66 77 để được tư vấn thêm chi tiết.

Nguồn tin: Báo Tiền phong

Tin tức mới nhất

thu hoạch lúa gạo

Infographic: Toàn Cảnh Cơn Sốt Lúa Gạo Toàn Cầu Năm 2023

09/09/2023
Xem thêm
nghỉ lễ quốc khánh

Thông Báo Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9 

24/08/2023
Xem thêm
thị trường phân bón tháng 8/2023

Thị Trường Đầu Tháng 8: Giá Phân Bón Tăng, Bộ Công Thương Ra Công Văn Về Xuất Khẩu Lúa Gạo

14/08/2023
Xem thêm