Tầm Quan Trọng Của Đề Án “1 Triệu Hecta Lúa Chất Lượng Cao” Đối Với Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 05/01/2024

Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) và Ngân hàng Thế giới (WB) cam kết đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong đề án này.

Là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước và đạt nhiều thắng lợi trong năm 2023, song những thách thức luôn hiện diện tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Những năm qua, ngoài vấn đề về mùa vụ, giá cả thì biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn là một bài toán mà bà con nông dân cùng sở, ban, ngành địa phương cần phải giải quyết.

Đảng và Nhà nước ta nhận thức được tầm quan trọng của việc hiện đại hóa hệ thống canh tác thay đổi, tiết kiệm tài nguyên và giảm những ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, ngày 27/11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1490 phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 1 triệu ha.

Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt của nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam nói chung và Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng bởi: Việt Nam là nước đầu tiên xây dựng và phát triển kế hoạch một triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng quốc tế. Đồng thời, đóng góp vào tăng trưởng xanh và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và góp phần nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, cũng như tăng thu nhập cho bà con nông dân.

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, trong quá trình triển khai Đề án sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như: chi trả tín chỉ Carbon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo,…

Đề án sản xuất lúa chất lượng cao chia làm 2 giai đoạn, triển khai tại 12 tỉnh, thành: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long; với tổng diện tích khoảng 1 triệu ha chuyên canh lúa đến năm 2030.

Bộ trưởng đồng thời kêu gọi sự phối hợp, chung tay của các địa phương và bà con nông dân để đề án đạt được thành công như mong đợi. Bởi lẽ, sản xuất lúa gạo là ngành dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu song cũng góp phần lớn trong việc phát thải carbon, tiêu thụ nhiều tài nguyên. Đề án này được ví như những bước đầu tiên trong sự thay đổi của nền nông nghiệp, gửi theo những kỳ vọng sớm gặt hái được những giá trị tích cực cho mai sau.

Tin tức mới nhất

cửa hàng đại lý phân bón an giang

Hái Ra Tiền Với Cửa Hàng Phân Bón An Giang: Bí Quyết Thành Công

25/04/2024
Xem thêm
Anh Dũ xúc động chia sẻ rằng cảm thấy rất vui và may mắn khi được công ty quan tâm hỗ trợ

Phân Bón Việt Nga – Cùng Nhau Dựng Xây Mái Ấm

10/04/2024
Xem thêm

Phân Bón Việt Nga Tổ Chức Hoạt Động Chào Mừng Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

08/03/2024
Xem thêm